1 00:00:01,000 --> 00:00:06,000 Ở bên ngoài Hệ Mặt Trời, cách chúng ta khoảng 6 tỉ km 2 00:00:06,000 --> 00:00:11,000 Hành tinh lùn Pluto di chuyển chậm rãi quanh Mặt Trời. 3 00:00:11,000 --> 00:00:17,000 Trước khi tàu thăm dò New Horizons của NASA bay ngang qua thế giới lạnh giá này vào tháng 7 năm 2015, 4 00:00:17,000 --> 00:00:25,000 phần lớn các thông tin ta có được từ thiên thể xa xôi này đến từ những quan sát của Hubble 5 00:00:37,040 --> 00:00:41,480 Những bí ẩn của Sao Diêm Vương 6 00:00:44,000 --> 00:00:49,000 Được phát hiện vào năm 1930 bởi nhà thiên văn học người Mỹ Clyde Tombaugh, 7 00:00:49,000 --> 00:00:54,000 Sao Diêm Vương từng được công nhận chính thức là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời. 8 00:00:56,000 --> 00:01:03,000 Tuy nhiên, dần có nhiều thiên thể được phát hiện có cùng kích thước, khối lượng và thành phần cấu tạo, 9 00:01:03,000 --> 00:01:08,000 các nhà thiên văn học tự hỏi nó có thực sự là một hành tinh. 10 00:01:13,000 --> 00:01:17,000 Vào năm 2006, họ đã quyết định nó không phải là hành tinh. 11 00:01:17,000 --> 00:01:23,000 Sao Diêm Vương được xếp vào danh mục mới có tên là hành tin lùn. 12 00:01:30,000 --> 00:01:37,000 Vào tháng 7 năm 2015, khi tàu thăm dò không gian New Horizons cùa NASA bay ngang qua Sao Diêm Vương sau chuyến bay dài 9 năm 13 00:01:37,000 --> 00:01:42,000 phần lớn thông tin về Sao Diêm Vương đều đến từ Hubble. 14 00:01:47,000 --> 00:01:54,000 Mặt Trăng lớn nhất của Sao Diêm Vương, Charon, được phát hiện bởi Đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ 15 00:01:54,000 --> 00:01:58,000 trước khi Hubble được phóng vào không gian vào năm 1990 16 00:01:58,000 --> 00:02:06,000 Sau khi được phóng vào không gian, Hubble hướng mắt về hành tinh lùn này, để xem xem Hubble tìm được gì. 17 00:02:09,000 --> 00:02:14,000 Hubble đã phát hiện thêm 4 mặt trăng quay quanh Sao Diêm Vương 18 00:02:14,000 --> 00:02:19,000 nhờ vị trí thuận lợi do ở bên ngoài bầu khí quyển Trái Đất. 19 00:02:20,000 --> 00:02:27,000 Những quan sát của Hubble vào năm 2006 cho thấy thêm 2 mặt trăng nhỏ có tên Nix và Hydra, 20 00:02:27,000 --> 00:02:31,000 cả hai có đường kính nhỏ hơn 60 km. 21 00:02:33,000 --> 00:02:40,000 Trong năm 2011 và 2012, lại có thêm 2 mặt trăng nữa được phát hiện trong dữ liệu của Hubble. 22 00:02:40,000 --> 00:02:47,000 Được đặt tên là Kerberos và Styx, để phù hợp với tên của 2 mặt trăng khác và cả Sao Diêm Vương 23 00:02:47,000 --> 00:02:52,000 về những địa điểm và các sinh vật ở Địa Ngục trong thần thoại Hy Lạp. 24 00:02:54,000 --> 00:03:01,000 Những hình ảnh của Hubble cho phép các nhà thiên văn học xác định được kích thước và độ sáng 25 00:03:01,000 --> 00:03:08,000 của các mặt trăng, và cho thấy Nix và Hydra di chuyển một cách hỗn loạn trong quỹ đạo. 26 00:03:09,000 --> 00:03:14,000 Các nhà thiên văn học cho rằng Kerberos và Styx cũng tương tự như thế. 27 00:03:18,000 --> 00:03:24,000 Qua nhiều năm, những đặc điểm của Sao Diêm Vương được nhìn thấy nhờ con mắt sắc nét của Hubble. 28 00:03:24,000 --> 00:03:27,000 Những khu vực trải dài đến hàng trăm km 29 00:03:27,000 --> 00:03:33,000 và cả những vùng cực của hành tinh lùn này cũng như những điểm sáng có thể nhìn thấy rõ. 30 00:03:34,000 --> 00:03:40,000 Đây được xem là bản đồ chi tiết nhất của Sao Diêm Vương trước khi tàu New Horizons đến. 31 00:03:45,000 --> 00:03:50,000 Ảnh chụp phân giải cao của Hubble không thể so bằng ảnh chụp từ các tàu thăm dò 32 00:03:50,000 --> 00:03:53,000 bay gần các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. 33 00:03:54,000 --> 00:03:59,000 Tuy vậy, Hubble lại có lợi thế trong việc thực hiện giám sát trong thời gian dài, 34 00:03:59,000 --> 00:04:03,000 quay trở lại quan sát định kỳ những thiên thể này, 35 00:04:05,000 --> 00:04:11,000 Đây là điều quan trọng để nghiên cứu bầu khí quyển và địa chất của hành tinh lùn. 36 00:04:14,000 --> 00:04:20,000 Trong những năm tới, các nhà thiên văn học có kế hoạch sử dụng khả năng hồng ngoại từ người kế nhiệm của Hubble 37 00:04:20,000 --> 00:04:27,000 Kính thiên văn không gian NASA/ESA/CSA James Webb để quan sát Sao Diêm Vương trong tương lai. 38 00:04:27,000 --> 00:04:35,000 Kính James Webb dự kiến sẽ được phóng vào năm 2018 (đã bị dời sang năm 2020) sẽ cho phép nghiên cứu hoá học bề mặt của Sao Diêm Vương, 39 00:04:35,000 --> 00:04:40,000 các mặt trăng của hành tinh lùn này, và kể cả những thiên thể ở những khu vực còn xa hơn thế 40 00:04:40,000 --> 00:04:47,000 với hy vọng sẽ giải mã được nhiều bí ẩn trong những khu vực ngoài Hệ Mặt Trời. 41 00:05:06,000 --> 00:05:10,000 Transcribed by ESA/Hubble, Translated by --- Thanh Sang Mai.