1 00:00:18,000 --> 00:00:19,000 Đây là chương trình Hubblecast! 2 00:00:19,000 --> 00:00:23,000 Với tin tức và hình ảnh từ NASA/ESA Hubble Space Telescope 3 00:00:23,000 --> 00:00:29,000 Cùng du hành xuyên qua thời gian và không gian với Tiến sĩ J, hay Tiến sĩ Joe Liske. Tập 25_7: Tiếp theo sẽ là gì? 4 00:00:30,000 --> 00:00:33,860 Xin chào và hoan nghênh đến với tập đặc biệt thứ bảy của Hubblecast 5 00:00:33,860 --> 00:00:37,100 nhân dịp kỉ niệm năm Thiên văn Quốc tế 2009. 6 00:00:37,100 --> 00:00:43,560 Trong tập trước, ta đã xem cách kính thiên văn không gian cách mạng hóa mọi lĩnh vực trong thiên văn học. 7 00:00:43,560 --> 00:00:45,320 Trong tập này, hãy cùng chiêm ngưỡng 8 00:00:45,320 --> 00:00:49,240 những chiếc chiếc kính thiên văn mới và tuyệt vời của tương lai đang được xây dựng. 9 00:00:50,000 --> 00:00:55,400 Ở Arizona, chiếc gương đầu tiên của Kính thiên văn Magellan Lớn (Giant Magellan Telescope) đã được đúc. 10 00:00:55,400 --> 00:01:00,280 Công cụ khổng lồ này sẽ được xây dựng tại Đài thiên văn Las Campanas ở Chile. 11 00:01:00,280 --> 00:01:06,640 Bảy chiếc gương của nó, mỗi chiếc có đường kính 8m, được sắp xếp có hình dáng như những cánh hoa. 12 00:01:06,640 --> 00:01:13,000 Và cùng nhau chúng sẽ thu thập lượng ánh sáng gấp bốn lần so với bất cứ kính thiên văn nào hiện nay. 13 00:01:14,000 --> 00:01:16,600 Kính thiên văn Ba mươi Mét California, 14 00:01:16,600 --> 00:01:20,500 được lên kế hoạch xây dựng vào năm 2015, trông như một phiên bản khổng lồ của Keck. 15 00:01:21,060 --> 00:01:27,000 Hàng trăm mảnh gương lục giác riêng lẻ hợp thành một tấm gương khổng lồ cao bằng một căn hộ sáu tầng. 16 00:01:28,000 --> 00:01:33,000 Ở châu Âu, kế hoạch xây dựng đã sẵn sàng cho Kính thiên văn Cực Lớn châu Âu. 17 00:01:33,000 --> 00:01:39,000 Với đường kính 42 m, gương của ELT sẽ to bằng một hồ bơi Olympic - 18 00:01:39,000 --> 00:01:42,000 gấp đôi diện tích bề mặt của Kính thiên văn Ba mươi Mét. 19 00:01:43,140 --> 00:01:47,040 Những cỗ máy khổng lồ của tương lai này, được tối ưu hóa cho các quan sát hồng ngoại, 20 00:01:47,040 --> 00:01:51,360 tất cả sẽ được trang bị nhiều thiết bị nhạy bén và hệ thống quang học thích ứng. 21 00:01:52,000 --> 00:01:57,000 Để thấy những thiên hà và các ngôi sao thế hệ đầu tiên trong Vũ Trụ. 22 00:01:57,000 --> 00:02:01,360 Hơn nữa, chúng còn cho chúng ta thấy bức ảnh thực đầu tiên 23 00:02:01,360 --> 00:02:03,800 về một hành tinh trong một Hệ Mặt Trời khác. 24 00:02:04,360 --> 00:02:07,400 Đối với các nhà thiên văn học vô tuyến, 42 m chỉ bé như hạt đậu. 25 00:02:07,400 --> 00:02:12,000 Họ tổng hợp nhiều thiết bị nhỏ hơn thành một bộ thu lớn hơn nhiều. 26 00:02:13,000 --> 00:02:15,700 Ở Hà Lan, Hệ thống Tần số Thấp (Low Frequency Array) 27 00:02:15,700 --> 00:02:18,020 hay LOFAR hiện đang được xây dựng. 28 00:02:19,080 --> 00:02:23,000 Những sợi quang học sẽ nối 30 000 anten với một siêu máy tính trung tâm. 29 00:02:23,980 --> 00:02:26,560 Thiết kế mới lạ này không có bộ phận di chuyển, 30 00:02:26,560 --> 00:02:30,300 nhưng nó có thể quan sát cùng lúc tám hướng khác nhau. 31 00:02:31,000 --> 00:02:35,000 Công nghệ LOFAR có thể sẽ đạt được như Kính Thiên văn SKA (Square Kilometre Array), 32 00:02:35,000 --> 00:02:38,000 hiện đang đứng đầu trong danh sách mơ ước của các nhà thiên văn vô tuyến. 33 00:02:38,860 --> 00:02:42,660 Hệ thống quốc tế này sẽ được xây dựng tại Úc hoặc Nam Phi. 34 00:02:42,660 --> 00:02:46,420 Các chảo ăng-ten lớn và những bộ thu nhỏ sẽ kết hợp với nhau 35 00:02:46,420 --> 00:02:49,400 để mang đến những góc nhìn chi tiết đáng kinh ngạc của bầu trời vô tuyến. 36 00:02:51,000 --> 00:02:54,720 Và với một diện tích tổng hợp là một kilomet vuông, 37 00:02:54,720 --> 00:03:00,000 đây sẽ là thiết bị vô tuyến nhạy nhất từng được xây dựng. 38 00:03:01,140 --> 00:03:05,740 các thiên hà đang tiến hóa, quasar mạnh mẽ, hay những sao xung nhấp nháy - 39 00:03:05,740 --> 00:03:09,960 không có nguồn sóng vô tuyến đơn lẻ nào có thể thoát khỏi đôi mắt gián điệp 40 00:03:09,960 --> 00:03:11,960 của Hệ thống Kính thiên văn Vô tuyến Một Ki-lo-met Vuông. 41 00:03:13,000 --> 00:03:19,000 Thiết bị này thậm chí còn tìm kiếm các tín hiệu vô tuyến có thể đến từ các nền văn minh ngoài Trái Đất. 42 00:03:20,000 --> 00:03:22,000 Vậy ở ngoài không gian thì sao? 43 00:03:23,320 --> 00:03:27,320 Sau nhiệm vụ bảo dưỡng thứ năm và cũng là cuối cùng, 44 00:03:27,320 --> 00:03:32,000 Kính thiên văn Không gian Hubble sẽ hoạt động cho đến năm 2013 hoặc lâu hơn. 45 00:03:32,000 --> 00:03:36,000 Vào khoảng thời gian đó, người kế nhiệm của Hubble sẽ được phóng. 46 00:03:39,000 --> 00:03:41,380 Gặp gã khổng lồ Kính thiên văn Không gian James Webb, 47 00:03:41,380 --> 00:03:44,620 một đài quan sát hồng ngoại không gian được đặt tên theo 48 00:03:44,620 --> 00:03:46,620 một cựu giám đốc của NASA. 49 00:03:48,540 --> 00:03:49,800 Một khi được phóng vào không gian, 50 00:03:49,800 --> 00:03:54,340 tấm gương có đường kính 6,5m và được chia thành các mảnh lục giác trải ra như một bông hoa đang nở 51 00:03:54,680 --> 00:03:58,000 nhạy hơn Kính Hubble đến 7 lần. 52 00:03:59,000 --> 00:04:00,840 Một tấm chắn lớn 53 00:04:00,840 --> 00:04:04,860 giữ hệ thống quang học và các thiết bị nhiệt độ thấp cố định trong bóng tối, 54 00:04:04,860 --> 00:04:10,000 cho phép chúng hoạt động trong nhiệt độ gần âm 233 độ C. 55 00:04:12,000 --> 00:04:15,820 Quỹ đạo Kính thiên văn Không gian James Webb sẽ không quay quanh Trái Đất. 56 00:04:15,820 --> 00:04:20,240 Thay vào đó, nó sẽ được đặt cách 1,5 triệu km từ hành tinh của chúng ta, 57 00:04:20,240 --> 00:04:22,500 trong một quỹ đạo rộng xung quanh Mặt trời. 58 00:04:24,000 --> 00:04:28,740 Nửa thế kỷ trước, kính thiên văn Hale trên núi Palomar là chiếc kính lớn nhất trong lịch sử. 59 00:04:28,740 --> 00:04:33,000 Ngày nay, một chiếc kính lớn hơn nữa sẽ bay sâu vào trong không gian. 60 00:04:33,000 --> 00:04:37,140 Chúng ta chỉ có thể suy đoán về những khám phá thú vị mà nó sẽ tạo ra. 61 00:04:37,660 --> 00:04:38,660 Hãy tiếp tục theo dõi! 62 00:04:39,940 --> 00:04:40,720 Trong khi đó, 63 00:04:40,720 --> 00:04:45,220 các kỹ sư sáng tạo luôn nghĩ đến những thiết kế mới mẻ mang tính cách mạng cho kính thiên văn. 64 00:04:45,620 --> 00:04:49,520 Tại Canada, các nhà khoa học đã xây dựng một công cụ gọi là "kính thiên văn gương lỏng". 65 00:04:49,520 --> 00:04:51,240 Đối với loại kính thiên văn này, 66 00:04:51,240 --> 00:04:54,300 ánh sáng từ ngôi sao được phản xạ không phải do một tấm gương rắn 67 00:04:54,300 --> 00:04:59,260 mà là bởi bề mặt cong của một bể xoay chứa thủy ngân lỏng. 68 00:05:00,200 --> 00:05:01,740 Do có thiết kế đặc biệt, 69 00:05:01,740 --> 00:05:04,040 kính thiên văn thủy ngân chỉ có thể hướng thẳng lên trên, 70 00:05:04,040 --> 00:05:08,140 nhưng lợi thế của chúng là ít tốn kém và dễ xây dựng. 71 00:05:09,000 --> 00:05:14,000 Các nhà thiên văn vô tuyến còn muốn đặt một hệ thống ăng-ten nhỏ giống LOFAR trên bề mặt Mặt Trăng, 72 00:05:14,000 --> 00:05:18,000 tránh càng xa các nguồn gây nhiễu trên Trái Đất càng tốt . 73 00:05:18,000 --> 00:05:22,200 Biết đâu, một ngày nào có khi có cả một kính thiên văn quang học lớn 74 00:05:22,200 --> 00:05:24,000 ở phía Mặt tối của Mặt Trăng 75 00:05:24,000 --> 00:05:27,000 Bằng cách sử dụng kính thiên văn không gian và đĩa che khuất (occulting disk), 76 00:05:27,000 --> 00:05:30,760 Các nhà thiên văn học tia X hy vọng sẽ nâng cao tầm nhìn của họ rất nhiều trong tương lai. 77 00:05:30,760 --> 00:05:35,000 Họ thậm chí có thể thành công trong việc chụp ảnh của một lỗ đen. 78 00:05:37,000 --> 00:05:42,380 Một ngày nào đó, kính thiên văn có thể trả lời một trong những câu hỏi sâu sắc nhất khiến nhân loại bối rối: 79 00:05:43,220 --> 00:05:45,840 Chúng ta có cô đơn trong Vũ Trụ? 80 00:05:50,000 --> 00:05:53,000 Chúng ta biết ở ngoài kia còn có nhiều Hệ Mặt Trời khác nữa. 81 00:05:53,000 --> 00:05:57,460 Chúng ta nghi ngờ rằng có những hành tinh tương tự như Trái Đất, với nước ở dạng lỏng. 82 00:05:57,460 --> 00:06:00,000 Nhưng ... ở đó có sự sống không? 83 00:06:02,000 --> 00:06:06,000 Rất khó để xác định vị trí của các ngoại hành tinh. 84 00:06:06,000 --> 00:06:11,000 Chúng thường bị che khuất bởi ánh sáng mạnh mẽ từ ngôi sao chủ (sao mẹ). 85 00:06:12,000 --> 00:06:15,560 Các giao thoa kế được phóng vào không gian tối tăm 86 00:06:15,560 --> 00:06:17,560 có thể cho ta một câu trả lời mới lạ. 87 00:06:18,000 --> 00:06:21,380 Hiện tại NASA đang tính đến một dự án có tên là 88 00:06:21,380 --> 00:06:23,580 Hệ thống Tìm Kiếm Hành tinh giống Trái Đất (Terrestrial Planet Finder). 89 00:06:24,140 --> 00:06:28,080 Và ở châu Âu, các nhà khoa học đang thiết kế Hệ thống Darwin (Darwin Array). 90 00:06:28,080 --> 00:06:32,000 Tạo thành từ sáu kính thiên văn không gian quay quanh Mặt Trời. 91 00:06:32,000 --> 00:06:36,000 Tia laser kiểm soát giúp chúng giữ khoảng cách với nhau. 92 00:06:36,000 --> 00:06:39,140 Chúng sẽ cho sức mạnh đáng kinh ngạc, 93 00:06:39,580 --> 00:06:42,160 khi loại bỏ ánh sáng từ ngôi sao, 94 00:06:42,160 --> 00:06:46,280 các nhà khoa học có thể thấy những hành tinh giống Trái Đất đang quay quanh các ngôi sao. 95 00:06:49,000 --> 00:06:52,000 Tiếp theo các nhà thiên văn học sẽ nghiên cứu ánh sáng được hành tinh phản xạ . 96 00:06:53,120 --> 00:06:57,060 Tạo nên dấu vân tay quang phổ của bầu khí quyển hành tinh. 97 00:06:57,940 --> 00:07:03,000 Ai biết được, trong 15 năm chúng ta có thể phát hiện dấu hiệu của oxy, mê-tan và ôzôn. 98 00:07:03,800 --> 00:07:05,800 Đó là những dấu hiệu của sự sống. 99 00:07:09,000 --> 00:07:13,660 Vũ trụ đầy rẫy những điều bất ngờ. Bầu trời luôn khiến chúng ta phải ngạc nhiên. 100 00:07:13,660 --> 00:07:17,700 Không có gì lạ khi hàng trăm nghìn nhà thiên văn học nghiệp dư trên toàn thế giới 101 00:07:17,700 --> 00:07:20,780 nhìn lên bầu trời vào mỗi đêm để chiêm ngưỡng vũ trụ. 102 00:07:20,780 --> 00:07:24,640 Kính thiên văn của họ tốt hơn nhiều so với các công cụ được Galileo sử dụng trước đây. 103 00:07:24,640 --> 00:07:27,100 Ảnh chụp kỹ thuật số của họ thậm chí còn vượt xa 104 00:07:27,100 --> 00:07:27,600 những bức ảnh thực hiện bởi các chuyên gia vài thập kỷ trước. 105 00:07:27,600 --> 00:07:33,920 Các nhà thiên văn học vẫn không ngừng tìm hiểu về Vũ Trụ, 106 00:07:33,920 --> 00:07:38,020 kính thiên văn của họ khám phá Vũ Trụ chỉ mới có 400 năm. 107 00:07:38,020 --> 00:07:42,000 Vẫn còn rất nhiều khu vực ở ngoài kia vẫn chưa được khám phá. 108 00:07:43,000 --> 00:07:46,840 Chúng ta đã đi một chặng đường dài kể từ khi Galileo bắt đầu lên bản đồ cho bầu trời 109 00:07:46,840 --> 00:07:49,080 với chiếc kính thiên văn của ông cách đây bốn thế kỷ. 110 00:07:49,840 --> 00:07:52,940 Hôm nay chúng ta dùng Kính thiên văn để quan sát Vũ Trụ, 111 00:07:52,940 --> 00:07:57,040 không chỉ từ Trái Đất mà còn ở trong những vùng không gian vô hạn. 112 00:07:58,000 --> 00:08:05,000 Hậu thế sẽ được sinh ra từ sự khéo léo và tính ham học hỏi vô hạn của nhân loại. 113 00:08:05,000 --> 00:08:10,000 Chúng ta chỉ mới bắt đầu trả lời một vài câu hỏi lớn nhất của nhân loại. 114 00:08:10,000 --> 00:08:14,000 Chúng ta đã lập bản đồ cho hơn 300 hành tinh xung quanh những ngôi sao trong Dải Ngân Hà của chúng ta 115 00:08:14,000 --> 00:08:18,000 và xác định vị các phân tử hữu cơ trên các hành tinh quanh những vì sao xa xôi. 116 00:08:19,000 --> 00:08:24,000 Những khám phá đáng kinh ngạc này dường như đạt đến đỉnh cao khám phá của nhân loại, 117 00:08:24,000 --> 00:08:28,000 nhưng điều tốt nhất chắc chắn vẫn chưa đến ... 118 00:08:28,000 --> 00:08:31,000 Bạn cũng có thể tham gia vào những khám phá này 119 00:08:31,000 --> 00:08:34,000 Chỉ cần nhìn lên và tự hỏi. 120 00:08:39,660 --> 00:08:42,660 Cảm ơn bạn đã tham gia cùng tôi trong tập cuối của loạt series đặc biệt này 121 00:08:42,660 --> 00:08:46,000 và tôi hy vọng bạn sẽ hài lòng về chuyến tham quan ngắn về lịch sử của kính thiên văn. 122 00:08:46,000 --> 00:08:49,000 Tôi là Tiến sĩ J. đồng hành cùng Hubblecast. 123 00:08:49,000 --> 00:08:53,000 Một lần nữa, tự nhiên đã khiến chúng ta phải kinh ngạc, còn hơn cả trí tưởng tượng hoang dại của nhân loại. 124 00:08:53,000 --> 00:08:58,400 Hubblecast được sản xuất bới ESA/Hubble tại Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu (Đức) 125 00:08:58,400 --> 00:09:03,440 Nhiệm vụ Hubble là dự án hợp tác quốc tế giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu.