1 00:00:00,000 --> 00:00:06,000 Các cụm sao như đốm pháo hoa rực rỡ trên bầu trời 2 00:00:06,000 --> 00:00:10,000 là mục tiêu quan sát ưa thích của các nhà thiên văn học. 3 00:00:11,000 --> 00:00:16,000 Hubble cũng tham gia chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những báu vật lấp lánh này, 4 00:00:16,000 --> 00:00:20,000 cùng chụp ảnh cụm sao và nghiên cứu để khám phá nhiều bí mật của chúng. 5 00:00:21,000 --> 00:00:28,000 Đây là bức ảnh chụp một cụm sao cầu có tên là Messier 15 được thực hiện bởi Hubble. 6 00:00:29,000 --> 00:00:33,260 Chứa hơn 100 000 ngôi sao già cỗi, 7 00:00:33,260 --> 00:00:39,000 cụm sao này còn ẩn chứa một thứ hết sức đen tối và bí ẩn trong trái tim của mình. 8 00:00:54,000 --> 00:00:58,000 Hubble học được gì từ cụm sao? 9 00:01:00,000 --> 00:01:05,380 Cụm sao là một trong những thiên thể đẹp nhất trên bầu trời. 10 00:01:05,600 --> 00:01:11,580 Qua nhiều năm, Hubble quan sát được khá nhiều loại thiên thể này- nhưng không hẳn là tất cả. 11 00:01:12,000 --> 00:01:17,240 Những cụm sao này cực kỳ hữu ích cho các nhà thiên văn học. 12 00:01:17,400 --> 00:01:21,000 Vậy chúng cho ta biết điều gì về Vũ Trụ? 13 00:01:25,000 --> 00:01:29,580 Có hai loại cụm sao chính: 14 00:01:29,580 --> 00:01:32,000 Cụm sao mở 15 00:01:32,000 --> 00:01:35,000 và cụm sao cầu. 16 00:01:37,000 --> 00:01:44,000 Phần lớn ngôi sao, kể cả Mặt Trời, được cho là hình thành trong các cụm sao mở 17 00:01:44,000 --> 00:01:49,000 với tập hợp hàng ngàn ngôi sao liên kết một cách lỏng lẻo với nhau bởi lực hấp dẫn 18 00:01:49,000 --> 00:01:52,780 về sau chúng sẽ di chuyển khắp thiên hà chủ 19 00:01:52,780 --> 00:01:57,360 khi cụm trưởng thành và đám mây khí trong cụm bị phân tán hết. 20 00:01:58,080 --> 00:02:00,220 Cụm sao cầu thì khác; 21 00:02:00,220 --> 00:02:06,080 chúng là quả bóng khổng lồ chứa nhiều ngôi sao lớn tuổi quay quanh trung tâm của thiên hà. 22 00:02:07,000 --> 00:02:09,900 Nhiều cụm sao cầu trước đây từng là các thiên hà nhỏ, 23 00:02:09,900 --> 00:02:16,000 trong quá khứ bị thiên hà lớn hơn nuốt mất. 24 00:02:19,000 --> 00:02:22,620 Hubble đã khám phá khá nhiều cụm sao cầu 25 00:02:23,080 --> 00:02:28,340 Chỉ riêng Thiên hà Milky Way đã có hơn 150 vệ tinh sao này, 26 00:02:28,340 --> 00:02:33,340 và với đôi mắt của Hubble, có thể chụp sắc nét từng ngôi sao một. 27 00:02:34,020 --> 00:02:41,000 Cho phép Hubble khám phá cụm sao với độ chi tiết hơn bao giờ hết. 28 00:02:41,880 --> 00:02:46,480 Hubble từng thực hiện bức ảnh sâu, chi tiết nhất từ trước tới nay 29 00:02:46,480 --> 00:02:49,180 về một thiên hà hàng xóm của thiên hà Milky Way: 30 00:02:49,180 --> 00:02:51,320 Thiên hà Andromeda 31 00:02:53,940 --> 00:03:00,280 điểm từng cụm sao riêng lẻ và thậm chí chụp lấy từng ngôi sao một trong cụm. 32 00:03:00,640 --> 00:03:07,000 Hubble cũng phát hiện một quần thể sao lùn trắng trong cụm sao NGC 6397 33 00:03:07,640 --> 00:03:15,000 Những ngôi sao chết, cổ xưa này là ngôi sao mờ nhất từng thấy trong bất kỳ cụm sao cầu nào. 34 00:03:15,000 --> 00:03:20,000 Lần đầu tiên các nhà thiên văn học tính chính xác độ tuổi của cụm sao này. 35 00:03:22,120 --> 00:03:27,120 Hubble cũng bắt được một nhóm cụm sao lớn nhất từ trước tới nay, 36 00:03:27,840 --> 00:03:37,000 với một con số đáng kinh ngạc, 160 000 cụm sao, chen chúc nhau trong cụm thiên hà Abell 1689. 37 00:03:38,620 --> 00:03:41,740 Hubble đã thăm dò nhiều cụm sao của Thiên hà Milky Way 38 00:03:41,760 --> 00:03:46,000 để tìm hiểu độ tuổi và giai đoạn của sao khác nhau như thế nào, 39 00:03:46,300 --> 00:03:49,040 và nghiên cứu xem tại sao một số cụm sao 40 00:03:49,040 --> 00:03:59,000 lại có nhiều thế hệ sao khác nhau trong khi cụm sao khác chủ yếu chứa các ngôi sao có cùng độ tuổi. 41 00:04:03,000 --> 00:04:09,000 Hiện tại, Hubble đang hướng về cụm sao cầu Messier 15, 42 00:04:09,000 --> 00:04:16,000 một trong số cụm sao cầu lớn tuổi nhất được biết đến trong thiên hà của chúng ta, khoảng 12 tỷ năm tuổi. 43 00:04:16,900 --> 00:04:19,620 Messier 15 như một màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, 44 00:04:19,620 --> 00:04:29,000 với nhiều ngôi sao màu xanh dương và vàng tỏa sáng tràn ngập khắp khung hình. 45 00:04:29,760 --> 00:04:35,080 Messier 15 còn là nhà một tinh vân hành tinh có tên là Pease 1 46 00:04:35,080 --> 00:04:41,000 - là cụm sao cầu đầu tiên được biến đến có chứa loại thiên thể này 47 00:04:41,000 --> 00:04:48,000 Hiện tại, chỉ có ba cụm sao tương tự khác được tìm thấy có chứa một tinh vân hành tinh như vầy. 48 00:04:50,000 --> 00:04:53,360 Tuy nhiên, không như vẻ bên ngoài - 49 00:04:53,940 --> 00:04:57,520 quả cầu lấp lánh này có chứa một bí mật đen tối 50 00:04:57,880 --> 00:05:02,660 Các nhà thiên văn học nghiên cứu Messier 15 với Hubble vào năm 2002 51 00:05:02,660 --> 00:05:08,000 đã phát hiện một thứ hết sức đen tối và bí ẩn nằm tại tâm của thiên thể này. 52 00:05:09,000 --> 00:05:13,000 Có hai lời giải cho bí ẩn này 53 00:05:14,660 --> 00:05:19,680 Có thể là một tập hợp gồm nhiều sao neutron siệu đặc và tối, 54 00:05:19,680 --> 00:05:24,000 hoặc là một lỗ đen bí ẩn với kích cỡ trung bình nằm tại tâm của cụm sao. 55 00:05:24,280 --> 00:05:27,140 Nghiên cứu lỗ đen khác lạ này 56 00:05:27,160 --> 00:05:35,000 có thể cho ta biết thêm về sự phát triển của thiên thể này trong cụm sao và cả thiên hà. 57 00:05:41,000 --> 00:05:45,000 Hubblecast được sản xuất bởi ESA / Hubble tại Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu ở Đức. 58 00:05:45,000 --> 00:05:50,000 Sứ mệnh Hubble là dự án hợp tác quốc tế giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu. 59 00:05:51,000 --> 00:05:54,000 www.spacetelescope.org 60 00:05:56,000 --> 00:06:00,000 Transcribed by ESA/Hubble. Translation -- Thanh Sang Mai. 61 00:06:07,900 --> 00:06:09,900 Đừng bỏ lỡ! 62 00:06:09,960 --> 00:06:12,940 Chương trình ESOcast. 63 00:06:13,640 --> 00:06:15,360 Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Hubble, 64 00:06:15,380 --> 00:06:17,860 cũng đừng bỏ qua nhiều điều mới mẻ đến từ mặt đất. 65 00:06:18,040 --> 00:06:21,760 Chương trình ESOcast giới thiệu nhiều khám phá nổi bật đến từ Đài thiên văn phía Nam của châu Âu 66 00:06:21,760 --> 00:06:26,180 cùng tổ hợp kính thiên văn mạnh mẽ quan sát từ dãy núi Andes của Chile, 67 00:06:26,200 --> 00:06:31,080 tại vùng đất Nam Bán cầu nổi tiếng với nhiều quan sát thiên văn học.